1.Lấy tổ yến cho vào dung dịch i-ốt, nếu là giả sẽ chuyển sang màu xanh.
2.Tổ yến thật khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà từng sợi yến vẫn nguyên vẹn.
3.Đối với yến huyết, yến sào có màu đỏ, hồng khi nhúng một ít vào nước trà (chè xanh) nếu gặp yến giả nhuộm oxít sắt thì chúng sẽ phản ứng hóa học và đen sẫm lại, hoặc khi ngâm trong nước, tổ yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước.
1.Tổ yến Đảo:
Do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị trường. Tổ yến trong động, với những điều kiện tự nhiên trong hang động, thường có hình dạng giống như một cái chén, thân dày và chân chứng. Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và ảnh hưởng thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
2.Tổ yến trong nhà:
Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn(xây nhà cho chim yến làm tổ, đẻ trứng, nuôi con và ngủ đêm), thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho chim yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim yến hoang dã và chỉ có thể bắt & ăn côn trùng bay trong thiên nhiên, chỉ có thiên nhiên là nơi cung cấp thức ăn cho chim yến. Tùy theo màu sắc tổ yến, tổ yến trong nhà thường màu trắng ngà, tổ yến chất lượng phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim tìm mồi.
Lưu ý:
Có một số ý kiến cho rằng chất lượng Yến Đảo tự nhiên tốt hơn Yến Nhà do giá bán cao hơn. Mùi vì các loại yến khác nhau có đem lại sự cảm nhận khác nhau. Và sự thật là chim yến sống trong nhà cũng hoàn toàn kiếm ăn ngoài tự nhiên như Yến Đảo. Hơn nữa Yến Nhà còn được bảo vệ khỏi các dịch hại như: chuột, gián, nấm mốc, bọ...vốn khó phòng ngừa tại các hang động do vậy tổ yến trong nhà sạch hơn và không cần dùng những hóa chất để tẩy sạch vết bẩn. Những phân tích tại Hồng Kông cho thấy Yến Nhà có thành phần tương đương Yến Đảo. Theo những người sử dụng và buôn bán Yến sào lâu năm thì Yến trong nhà Việt Nam có chất lượng vượt trội thể hiện qua mùi vị và sợi yến còn nguyên sau khi chưng.
Tổ yến nên được bảo quản trong môi trường khô và lạnh. Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Tốt nhất nên cho tổ yến vào tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 40C. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô, rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Nếu thấy tổ yến đã chuyển sang màu đen thì tổ yến đã bị hư/hỏng do vi khuẩn hoặc bị oxy hóa quá nhiều nên không sử dụng được nữa. Do vậy khi bảo quản tổ yến cần lưu ý giữ tổ trong môi trường sạch và cần quan sát cẩn thận.
Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc...
Việc ngâm nở và chưng tổ yến khá đơn giản, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tự làm. Sau khi ngâm nở nếu để trong tủ lạnh, tổ yến có thể bảo quản đến 10 ngày. Ngâm tổ yến trong nước để có thể lấy lông chim và các tạp chất khác dính trong tổ yến, các loại tổ khác nhau sẽ có thời gian ngâm khác nhau, thường thì ngâm 3 giờ trở lên. Tổ càng có chất lượng tốt thì đòi hỏi thời gian ngâm lâu hơn. Sau khi ngâm kích thước tổ sẽ lớn hơn rất nhiều so với trước khi ngâm. Loại tổ yến tự nhiên thường có lẫn tạp chất và lông chim, do đó ta nên sử dụng dòng nước chảy và nhíp để làm sạch tổ.
Dụng Cụ:
01 cái ray, đường kính khoảng 20 cm, lỗ nhỏ vừa phải
01 cái nhíp cán dài, đầu nhíp nhỏ
01 cái đĩa nông lòng, màu trắng
01 chén nước nhỏ
01 thau/chậu
Cách thực hiện:
- Đầu tiên ngâm nở tổ yến trong nước khoảng 300C. Khi ngâm cần lưu ý nước phải ngập tổ yến để tổ yến hút đủ lượng nước cần thiết.
- Dùng nhíp để lấy sạch lông chim và tạp chất ra khỏi tổ yến. Nếu yến vẫn còn nguyên tổ, quý khách tách thành từng sợi, sau đó cho yến vào ray, đặt ray vào tô nước dùng muỗng khuấy nhẹ đồng thời nhấc lên nhấc xuống lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài.
- Thay nước 4-5 lần quý khách sẽ có tổ yến trắng sạch.
- Vớt tổ yến đã sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo.
- Dùng hai nồi có kích thước khác nhau để chưng tổ yến. Cho một ít nước sôi để nguội vào nồi nhỏ - đổ đầy nước vào nồi lớn – cho tổ yến đã làm sạch vào nồi nhỏ đun lửa nhỏ. Thời gian chưng tùy thuộc vào loại tổ nếu chưng quá lâu, tổ yến sẽ rất mềm và dễ nát vụn.
Thời gian ngâm nở và chưng cất tổ yến:
Loại tổ | Thời gian ngâm nở | Thời gian chưng | Lưu ý |
---|---|---|---|
Yến trắng tinh chế | 15 – 20 phút | 15 – 20 phút | Tổ yến càng trắng và càng mới thì có thời gian ngâm và chưng càng ít và ngược lại |
Tổ yến trắng, thô | 3 – 4 giờ | 30 – 35 phút | |
Yến huyết tinh chế | 25 – 30 phút | 30 – 35 phút | |
Tổ yến vàng thô | 6 – 8 giờ | 45 – 60 phút | |
Tổ yến huyết thô | 12 giờ | 90 – 120 phút | |
Tổ yến huyết sơ chế | 2,5 – 3 giờ | 25 – 30 phút |
Lưu ý:
Bất kể tổ yến loại nào khi chưng cũng phải để lửa nhỏ. Trong khi chưng cất để nước ngập tổ, ta có thể thêm nước vào nồi chưng hoặc kéo dài thời chưng nếu muốn tổ mềm hơn.